Giảm nghèo cho trẻ em: Cách đầu tư thông minh nhấ[越南语论文]

资料分类免费越南语论文 责任编辑:阮圆圆更新时间:2017-06-19
提示:本资料为网络收集免费论文,存在不完整性。建议下载本站其它完整的收费论文。使用可通过查重系统的论文,才是您毕业的保障。

(HNM) - Theo cách tiếp cận đa chiều, nghèo ở trẻ em không chỉ là thiếu về vật chất mà còn bao hàm thiếu các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển của trẻ như chăm sóc y tế, giáo dục, văn hóa, tinh thần, vui chơi giải trí…

Trẻ em lớn lên trong nghèo đói có nhiều nguy cơ nghèo hơn khi trưởng thành. Đầu tư vào giảm nghèo ở trẻ em là phương thức đầu tư thông minh nhất để giảm nghèo nói riêng và góp phần vào tăng trưởng kinh tế xã hội nói chung.

7 triệu trẻ nghèo

Theo số liệu được đưa ra trong hội nghị "Cách tiếp cận mới về nghèo trẻ em ở Việt Nam" do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức gần đây thì Việt Nam có khoảng một phần ba trẻ dưới 16 tuổi được xác định là nghèo, tương đương khoảng 7 triệu em. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đánh giá nghèo trẻ em trên 7 lĩnh vực: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, trẻ lao động sớm, vui chơi giải trí, thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội. Một trẻ em được xác định là nghèo khi em đó được "đo lường" là nghèo trong ít nhất 2/7 lĩnh vực nêu trên.

Trong lĩnh vực giáo dục, tỷ lệ trẻ nghèo trẻ em là 18% đối với tỷ lệ nhập học ròng và 9% đối với tỷ lệ hoàn thành bậc tiểu học. Nói cách khác, cứ 5 trẻ thì có một trẻ trong độ tuổi từ 5-15 không đi học đúng tuổi và cứ khoảng 10 trẻ thì có một trẻ trong độ tuổi từ 11-15 không hoàn thành bậc tiểu học. Tỷ lệ nghèo trẻ em ở khu vực nông thôn cao gần gấp đôi so với khu vực thành thị cả ở chỉ số nhập học ròng và hoàn thành bậc tiểu học. Về y tế, tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng tiêm chủng cho thấy, 31% số trẻ em trong độ tuổi 2-4 tuổi không được tiêm chủng đầy đủ, gần một nửa số trẻ trong độ tuổi này không được khám bệnh ở các cơ sở y tế chuyên nghiệp. Về nước sạch và vệ sinh, gần một nửa số trẻ phải sống trong nhà không có công trình vệ sinh đạt yêu cầu, tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số tiếp cận nước sạch dao động trong khoảng 12%. Trong lĩnh vực vui chơi, giải trí, gần 1/3 trẻ em (29%) trong độ tuổi từ 0-4 không có đồ chơi tự làm hoặc mua. Số trẻ em không có sách thiếu nhi hoặc truyện tranh là 65%.

Xét cả 7 lĩnh vực, trẻ em sống ở nông thôn nói chung và ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc nói riêng, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số, là những đối tượng phải sống trong nghèo khó nhất.


Để nghèo không sinh ra nghèo

Tác động của nghèo đói đến trẻ em nghiêm trọng hơn người trưởng thành, vì chúng thường phải chịu những nguy cơ cao hơn và bị ảnh hưởng do đói nghèo khác biệt hơn. Trẻ em lớn lên trong nghèo đói sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, rồi bỏ học, nghiện hút, phạm tội, thất nghiệp. Những trẻ em nghèo ở nông thôn đổ ra thành thị trở thành trẻ lang thang, kiếm sống bằng việc đánh giày, bán báo, rửa bát thuê… dễ bị bóc lột, lạm dụng sức lao động; bị xâm hại về thể chất cũng như tinh thần và dễ sa vào các tệ nạn xã hội.

Hậu quả của đói nghèo gây tổn thương lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển nhân cách, trí tuệ của các em không chỉ ở hiện tại mà trong cả tương lai. Nếu trẻ em sống trong nghèo khó thì nhiều khả năng khi trưởng thành các em cũng phải sống trong hoàn cảnh tương tự. Mặt khác, do không có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ giáo dục cơ bản, trình độ học vấn thấp, hiểu biết hạn chế, cơ hội học lên cao rất ít nên hậu quả là các thế hệ nối tiếp lại bị rơi vào vòng luẩn quẩn với những nghề có thu nhập thấp, không ổn định và lại nghèo, thậm chí còn nghèo hơn cha mẹ. Chính vì vậy, đói nghèo ở trẻ em không chỉ là vấn đề của hộ gia đình nghèo trong một giai đoạn nhất định.

Ở Việt Nam, trong hơn hai thập kỷ qua, nhờ sự tăng trưởng kinh tế nhanh và việc thực hiện triệt để các chính sách an sinh xã hội, nghèo đói đã giảm đáng kể. Nhưng vấn đề nghèo ở trẻ em giờ đây dường như phổ biến và nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi xem xét vấn đề nghèo trẻ em dưới cách tiếp cận đa chiều. Chính vì vậy, các chính sách liên quan đến giảm nghèo ở trẻ em cần phải được ưu tiên hàng đầu. Việc xây dựng "xã, phường phù hợp với trẻ em" trong đó ưu tiên các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục và đời sống tinh thần cho trẻ em hiện vẫn là một trong những biện pháp chiến lược lâu dài và toàn diện. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa nguồn lực bao gồm ngân sách nhà nước, huy động cộng đồng, vận động quốc tế, lồng ghép các chương trình dự án khác nhau để hỗ trợ phát triển bền vững cho các gia đình có trẻ em nghèo cũng cần phải được coi trọng. Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ em nghèo nói riêng hiện nay là cách thông minh nhất để giảm nghèo bền vững.

越南语论文越语论文
免费论文题目: