Với đối tượng nghiên cứu chính là những sinh viên đang theo học chuyên ngành tiếng Hàn tại các trường Đại học ở Việt Nam, luận án này nhằm mục đích giúp người học có thể tiếp cận với giá...
Với đối tượng nghiên cứu chính là những sinh viên đang theo học chuyên ngành tiếng Hàn tại các trường Đại học ở Việt Nam, luận án này nhằm mục đích giúp người học có thể tiếp cận với giáo dục văn hóa Hàn Quốc, áp dụng những phương án giáo dục đa dạng mang tính chiều sâu dựa trên nhu cầu của người học về các hạng mục văn hóa vào việc giảng dạy văn hóa Hàn Quốc, từ đó giúp người học có thể học tập một cách có hệ thống về đa dạng văn hóa Hàn Quốc.
Cùng với sự phát triển về kinh tế và sự bùng nổ của làn sóng Hàn Quốc ngày nay, ở nước ngoài ngày càng có nhiều người muốn biết và học tiếng Hàn cũng như văn hóa Hàn Quốc, và để đáp ứng với nhu cầu này mà rất nhiều trường Đại học ở nước ngoài đã hình thành theo cấp số nhân các chuyên ngành về tiếng Hàn và Hàn Quốc học. Đặc biệt, đối với trường hợp của Việt Nam, làn sóng về tiếng Hàn đã lan tỏa rất nhanh trong một thời gian ngắn, thêm vào đó nếu xét về mối quan hệ tương lai giữa Hàn Quốc và Việt Nam thì đây sẽ là những yếu tố nội tại giúp cho sự mở rộng và phát triển không ngừng của giáo dục tiếng Hàn tại Việt Nam, vì vậy cần thiết phải chuẩn bị những chính sách giáo dục cho sự phát triển đúng đắn của giáo dục tiếng Hàn và Hàn Quốc học tại nơi đây.
Có thể nói rằng nếu như ở Việt Nam, giáo dục tiếng Hàn đóng vai trò là bước đệm cơ bản cho việc tiếp thu ngôn ngữ, thì Hàn Quốc học lại đóng vai trò như là một bước tiếp cận tri thức giúp người học có thể hiểu hơn về con người và đất nước Hàn Quốc, để có thể so sánh được văn hóa Hàn Quốc với văn hóa bản địa của mình. Như vậy, thông qua giáo dục tiếng Hàn là để có thể tiếp thu, nâng cao hơn được năng lực tiếng Hàn cơ bản, còn thông qua giáo dục Hàn Quốc học là để có thể hiểu hơn được về Hàn Quốc, biết được về bản sắc con người và cuộc sống ở Hàn Quốc. Do đó, giáo dục văn hóa như nghiên cứu về Hàn Quốc học là phải giáo dục theo hướng văn hóa phải vượt qua được việc chỉ đào tạo ngôn ngữ, mà nó phải bắt đầu từ việc giáo dục những tri thức mang tính chất toàn diện từ văn hóa truyền thống, rồi tiếp đến là lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa hiện đại …
Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến nay giáo dục văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam vẫn còn thiếu rất nhiều sự quan tâm và nổ lực cũng như tình trạng thiếu giáo trình cho quá trình đào tạo này, cộng vào đó là rất nhiều giới hạn xung quanh việc hình thành các phương án đào tạo để người học có thể học tập văn hóa trong giáo dục tiếng Hàn ở nước ngoài. Hơn nữa, tình trạng thiếu giảng viên được đào tạo theo đúng chuyên ngành, các giảng viên địa phương với không ít nhiều lý do thực tế khác nhau xung quanh vấn đề đào tạo, do đó chúng ta không thể xem rằng đã hình thành một cách có hệ thống việc đào tạo văn hóa Hàn Quốc và tiếng Hàn được; chưa nói cộng thêm với việc nội dung và mục đích đào tạo của môn học lại được quyết định dựa theo trình độ của chính người phụ trách môn học đó. Do đó có thể nói cần thiết phải thiết lập một hạng mục giảng dạy thống nhất với trọng tâm là các môn học chuyên ngành hoặc các chương trình giáo dục có liên quan nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực có chuyên môn ở nước ngoài.
Luận án này định nghĩa “Hàn Quốc học chính là khu vực học”, và “văn hóa Hàn Quốc cũng thuộc về khu vực học”, tuy nhiên do điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, khác với tên gọi của chuyên ngành này, thì đây lại là chuyên ngành dành cho đối tượng là người học chuyên ngành tiếng Hàn, do đó phạm vi đối tượng giáo dục văn hóa Hàn Quốc ở đây phải được xác định là những đối tượng người học có trình độ cao cấp trong giáo dục tiếng Hàn.
Do đó nhằm tiêu chuẩn hóa giáo dục văn hóa Hàn Quốc trong đào tạo, chương 1 luận văn này dành để làm sáng tỏ tính cần thiết và mục đích của đề tài, tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa phương pháp tiếp cận và đối tượng của giáo dục văn hóa đang được hình thành ở trong nước và quốc tế , cuối cùng là giới thiệu phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Ở chương 2, tập trung vào làm sáng tỏ mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ thông qua đó nắm bắt bối cảnh lý luận có liên quan đến giáo dục tổng hợp văn hóa - ngôn ngữ, thiết lập phạm trù và mục tiêu của giáo dục văn hóa trong chuyên ngành Hàn Quốc học ở các cơ sở đào tạo chính quy ở nước ngoài nhằm loại bỏ hết tất cả những khó khăn có thể vấp phải trong quá trình thành lập ra chương trình đào tạo.
Chương 3 điều tra về tình trạng thực tiễn của giáo dục Hàn Quốc học tại Việt Nam, xem xét những yếu tố cần cải thiện nhằm phát triển một cách đúng đắn giáo dục tiếng Hàn tại chính môi trường này. Xác nhận tình trạng sử dụng giáo trình tại các trường Đại học ở Việt Nam nhằm làm rõ tình hình và mức độ sử dụng giáo trình tiếng Hàn, thông qua chương trình đào tạo để xác nhận các tiết học văn hóa trong giáo dục văn hóa chiếm tỷ lệ là bao nhiêu tại các trường đại học trên toàn lãnh thổ Việt Nam, xác nhận lại chương trình đào tạo về văn hóa một cách toàn diện trong chuyên ngành Hàn Quốc học và thời kỳ đang áp dụng môn văn hóa trong giảng dạy hiện nay, hay nói tóm lại chương này tập trung xem xét một cách toàn diện về tình hình giáo dục văn hóa trong chuyên ngành Hàn Quốc học ở Việt Nam.
Chương 4, tiến hành điều tra với trọng tâm là nhu cầu của người giảng viên và người học chuyên ngành tiếng Hàn về mức độ thỏa mãn với môn học văn hóa Hàn Quốc, những khó khăn gặp phải khi theo học môn học này và môn văn hóa Hàn Quốc mà sinh viên muốn học là gì, đồng thời cũng đã tiến hành so sánh các ý kiến liên quan đến môn học văn hóa Hàn Quốc đang được giảng dạy tại các trường đại học ở Việt Nam. Hơn nữa, nhằm tạo ra được những tiết học văn hóa mang tính hệ thống rõ ràng, luận văn này áp dụng chủ yếu các hạng mục văn hóa được trình bày trong cuốn “Các mẫu câu chuẩn dành cho giáo dục tiếng Hàn thông dụng quốc tế”, thông qua việc điều tra ý kiến của giảng viên và người học theo từng danh mục phân loại chính, phụ… mà nhờ vào đó tác giả đã tạo nên hệ thống các hạng mục văn hóa theo nhu cầu giảng dạy và học tập.
Trong chương 5 tác giả giả định trường hợp môn “văn hóa Hàn Quốc” được áp dụng trong đào tạo Hàn Quốc học một cách rộng rãi, do đó để có thể tránh những lo ngại về trình độ tiếng Hàn không đủ đáp ứng của người học khi theo học môn này, ở đây trước hết đánh giá về thực trạng giảng dạy của môn văn hóa Hàn Quốc trong các trường Đại học ở Việt Nam, sau đó tìm hiểu xem những vấn đề đang gặp phải ở đây là gì và thông qua đó tác giả đã thiết lập nên một chương trình giảng dạy thống nhất giữa văn hóa và ngôn ngữ phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, nhằm có thể tạo ra được môn văn hóa phù hợp với cả giáo dục tiếng Hàn và giáo dục Hàn Quốc học.
Vì vậy luận án này tập trung vào các vấn đề đã nêu trên, thông qua bảng điều tra về phạm trù và nội dung của việc đào tạo môn “văn hóa Hàn Quốc” nhằm tạo nên một chương trình đào tạo 16 tuần được thiết kế theo thứ tự quan trọng từ trên xuống dưới của các hạng mục văn hóa được lựa chọn trước đó, nhấn mạnh việc giáo dục văn hóa với trọng tâm là ngôn ngữ nghĩa là giáo dục văn hóa dựa trên sự nhấn mạnh về việc sử dụng đồng thời giáo dục ngôn ngữ, và nội dung dạy phải nhấn mạnh về văn hóa đó chính là việc thông qua các hình thức như giảng dạy, trải nghiệm, phỏng vấn, quan sát, tham gia quan sát v.v… để tạo nên các hạng mục văn hóa cần giảng dạy theo mô hình giáo dục tổng hợp của ngôn ngữ, lấy trọng tâm là văn hóa.
Nếu như xét về khía cạnh mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong tương lai, đặc biệt với mối quan hệ giữa những người nhập cư kết hôn và thế hệ thứ ba của họ, thông qua việc hợp tác tổng thể kinh tế giữa hai nước thì có thể nói rằng Việt Nam là nơi cần thiết phải có sự phát triển của đào tạo Hàn Quốc học và hoàn toàn có thể hy vọng cho sự phát triển này ở nơi đây. Đặc biệt việc hiểu biết một cách tổng thể về văn hóa Hàn Quốc sẽ giúp cho người học tiếng Hàn có điều kiện tiếp cận công việc và tạo nên sự tự tin cho những ai có ý định trở thành học giả sau này.
Đào tạo Hàn Quốc học là một quá trình đào tạo vô cùng quan trọng trong việc đào sâu giáo dục ngôn ngữ tiếng Hàn, thông qua nghiên cứu về Hàn Quốc học không những sẽ giúp cho người học hiểu hơn về bản sắc con người cũng như đất nước Hàn Quốc, mà đây còn là lĩnh vực nghiên cứu giúp cảnh tỉnh sự thờ ơ quan tâm đối với chuyên ngành này bấy lâu. Đương nhiên giáo dục Hàn Quốc học ở nước ngoài với bối cảnh dựa trên chuyên ngành tiếng Hàn có rất nhiều điểm khác với đào tạo Hàn Quốc học ở bối cảnh trong nước, vì vậy có thể nói cần thiết phải có một thể chế giáo dục tập trung hơn nữa.
Tóm lại luận án này với đối tượng là môn học văn hóa Hàn Quốc, các chương trình đào tạo được thiết kế ra nhằm giới thiệu về bản sắc tổng thể của đất nước Hàn Quốc phù hợp với nhu cầu của người học, với mục đích tạo nên được các tiết học văn hóa Hàn Quốc với trọng tâm là người học, tạo tính thống nhất tại các trường đại học ở Việt Nam. Qua đó tác giả hy vọng sẽ góp một phần nào đó vào việc tiêu chuẩn hóa giáo dục văn hóa Hàn Quốc tại chính các trường Đại học ở Việt Nam theo đúng các hạng mục đào tạo đã đề ra!
|